Nguyên Liệu:
Chanh vàng: 1 quả
Hạt lúa mạch: lượng phù hợp (khoảng 35gr)
Đường: lượng phù hợp khẩu vị
Cách Làm:
Bước 1: Trước tiên bạn hãy cho lúa mạch vào rây sạch sau đó rửa sạch hạt lúa mạch dưới vòi nước. Sau khi lúa mạch đã được rửa sạch bạn cho vào một tô lớn ngâm trong khoảng 3 tiếng. Hoặc bạn có thể ngâm qua đêm, sáng hôm sau là có thể đem dùng.
Bước 2: Cho lúa mạch đã ngâm, thêm đường phèn (hoặc đường kính) vào nồi. Đổ thêm nước gấp 10 lần lượng lúa mạch và đun nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng rưỡi.
Bước 3: Đun tới khi nước chuyển sang màu trắng đục và có độ quánh nhất định thì tắt bếp.
Bước 4: Rửa sạch chanh, dùng muối chà vào vỏ để loại bỏ bớt tinh dầu. Sau đó dùng dao cắt thành từng lát mỏng và loại bỏ hạt.
Bước 5: Sau 1,5 tiếng đun lúa mạch thì tắt bếp và để yên. Khi nước lúa mạch nguội dưới 60 độ C thì cho vào ly, thêm vài miếng chanh cắt lát vào. Dùng 1 lát chanh cắt mỏng trang trí trên thành miệng cốc và thưởng thức chậm rãi.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn muốn giảm cân thì không cho đường vào thức uống này. Trong trường hợp bạn thích uống ngọt thì trong quá trình nấu có thể cho thêm đường phèn. Hoặc nếu không muốn dùng đường thì bạn có thể đợi nước lúa mạch nguội chừng 35-40 độ thì cho mật ong vào.
Vị thanh thanh của lúa mạch kết hợp với vị chua chua ngọt ngọt của chanh và đường mang lại cảm giác sảng khoái, giúp bạn xua tan mệt mỏi trong tiết trời nắng nóng. Chanh vốn là loại trái cây giàu vitamin C có tác dụng thanh nhiệt và làm trắng da, đồng thời có thể ngăn chặn bức xạ từ máy tính. Trong khi đó theo y học cổ truyền lúa mạch có thể giúp cơ thể giải độc, rất lợi tiểu và tiêu sưng. Do đó nếu bạn muốn có khuôn mặt rạng ngời, đánh tan bọng mắt có thể thường xuyên sử dụng thức uống này.
Lúa mạch cũng rất giàu selen, chất p-Coumaric acid, vitamin A và vitamin C có tác dụng chống lại các tế bào gây hại của gốc tự do và tình trạng oxy hóa làn da. Từ đó, ngăn ngừa các nếp nhăn, sạm da và duy trì độ đàn hồi, giúp làn da trắng sáng, mịn màng.
Bên cạnh đó trong lúa mạch chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan beta-glucan. Khi lượng chất xơ này vào cơ thể sẽ tạo ra một chất giống như gel trong đường ruột. Nó góp phần làm giảm các cơn đói, thúc đẩy cảm giác nhanh no. Từ đó, khiến bạn ngăn chặn cơn thèm, giúp giảm cân hiệu quả.
Khi làm thức uống này bạn lưu ý không nên cho chanh vào nồi nấu cùng. Bởi vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy vitamin C của chanh, hơn thế khi đun lâu vỏ chanh cũng sẽ sinh ra vị đắng. Bạn cũng cần phải nắm rõ tỷ lệ nước và lúa mạch. Không nên cho quá nhiều lúa mạch, nếu không sẽ thành cháo lúa mạch.
Lúa mạch tính tương đối lạnh - mát, chủ yếu lợi thủy, tiêu thấp, tiêu phù. Người thể chất lạnh và phụ nữ có thai không nên dùng. Với phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng thức uống có lúa mạch bởi nó có thể gây cản trở quá trình tiết sữa.
Một lưu ý nữa là bạn có thể rang sơ qua lúa mạch, vừa góp phần cải thiện khẩu vị lại giúp bạn giảm bớt tính lạnh của loại thực phẩm này. Hơn thế việc pha trà lúa mạch rang chín cũng đồng thời có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ tỳ ích vị, phù hợp với đại đa số mọi người hơn.
Chúc các bạn thành công và luôn khỏe mạnh với thức uống lúa mạch chanh!
Thành phẩm nước lúa mạch chanh:
Source: afamily Video liên quan về Món Tráng Miệng hay Có Một Công Thức Nước Uống Làm Cực Dễ Lại Giúp Thải Độc Và Trắng Da |
Cách Nấu Chè Sâm Bổ Lượng Giải Nhiệt | Cách Làm Chè Củ Năng | Cách Làm Mứt Chuối Chiên Giòn Tan Cho Ngày Tết | Cách Làm Bánh Bột Báng | Cách Làm Bánh Cupcakes |
|