Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Tổng Hợp » Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhà Bạn Đang Có Vấn Đề Về Điện, Rất Dễ Gây Ra Cháy Nổ, Cần Khắc Phục Ngay Và Luôn
Tác Giả: Sưu Tầm
Khi thấy trong nhà có những dấu hiệu về điện bất thường, bạn nên kiểm tra ngay để tránh tình trạng cháy nổ xảy ra.

1. Ổ cắm điện

Sau một thời gian phích cắm hoặc ổ cắm bị lỏng, lượng điện năng phải đi qua phích cắm đến thiết bị phải tăng lên và phần dư đó sẽ chuyển thành nhiệt hao phí, làm cho ổ cắm bị nóng. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất hãy rút dây ra ngay lập tức để sửa lại ổ cắm.

Hoặc nếu thấy ổ cắm điện bị bong tróc có thể rất nguy hiểm. Nếu ổ cắm không được cố định chặt vào tường thì có thể dễ bị đứt dây điện, đoản mạch thậm chí dẫn đến cháy nổ.

Ổ cắm điện trong nhà bị bong tróc có thể rất nguy hiểm và cháy nổ.

2. Đèn điện chập chờn, nhấp nháy không rõ nguyên nhân

Đèn điện nhấp nháy có thể là dấu hiệu mạch điện bị lỏng. Nếu chỉ có một bóng đèn nhấp nháy thì vấn đề là ở dây điện nối với bóng đó. Nhưng nếu nhiều đèn nhấp nháy thì bạn có thể cần kiểm tra cầu dao hoặc cột điện bên ngoài nhà.

3. Xung quanh nhà có chuột

Nếu nhà nhiều chuột, thỉnh thoảng, bạn nên kiểm tra các ổ điện xem có bị con vật này cắn đứt hay không. Chuột có thể gặm dây điện và gây nguy cơ giật điện, chập cháy.

4. Dây điện lõi bằng nhôm

Theo một khảo sát tại Mỹ cho thấy loại dây lõi nhôm là nguyên nhân gây hỏa hoạn cho nhiều gia đình.

5. Mùi khét quanh nhà

Mùi khét quanh nhà có thể là dấu hiệu dây điện bị nóng quá mức dẫn tới lớp vỏ nhựa bọc dây điện bị chảy ra. Nếu thấy nhà có mùi khét, bạn cần xác định ngay nguồn gây mùi để phòng thánh việc gây ra những trận hỏa hoạn đáng tiếc.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tai nạn điện, nên biết:

- Sửa chữa điện khi điện chưa được đóng, tắt nguồn.

- Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ.

- Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện.

- Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện.

- Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.

- Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng các phẩn tử này vẫn còn đang tích điện.

- Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Source: ngoisao

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Làm Bánh Sinh Nhật Bằng Nồi Cơm Điện

Cách Làm Bánh Cuốn Tại Nhà Cực Đơn Giản Với Nồi Tự Chế

Hướng Dẫn Cách Chiên Khoai Tây Vàng Và Giòn Rụm Hấp Dẫn

Cách Làm Kem Xoài Ngon Không Dùng Máy Tại Nhà

Món Cá Ngon Tuyệt Vời Này Bạn Đã Thử Chưa?