Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Chữa Bệnh » Mẹo Giữ Ấm Cơ Thể Vào Mùa Đông Chống Nhiễm Lạnh Cho Trẻ Nhỏ
Tác Giả: Sưu Tầm
Trong những ngày lạnh giá việc giữ ấm cơ thể vào mùa đông cho trẻ là điều cần thiết. Dưới đây là 1 mẹo giữ ấm mà cha mẹ có thể áp dụng khi chăm sóc con yêu.

Thời tiết trở lạnh sẽ khiến cho các bệnh về đường hô hấp của trẻ em gia tăng. Để bảo về sức khỏe cho con yêu, các mẹ nên chú ý việc giữ ấm cơ thể cho bé. Có rất nhiều cách bảo vệ trẻ khỏi việc nhiễm lạnh như mặc ấm cho con, cho bé ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và nóng hổi, tăng tính ấm cho thực phẩm mùa đông. Mẹ có thể giữ ấm cho trẻ bằng cách cho con vận động thường xuyên.

Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại quên mất việc bảo vệ cơ thể trẻ sau khi con vừa tắm gội xong. Mới đây, chị Phan Anh (Admin Group Yêu Bếp) có chia sẻ một bí quyết để giữ ấm cho trẻ khi các con tắm gội.

Theo đó, để trẻ không lười tắm vào mùa đông, cha mẹ phải loại bỏ "nỗi lo" sợ lạnh của bé. Điều đó có thể làm bằng cách đun nước nóng và pha ấm hoặc gia đình nào có điều kiện hơn thì sử dụng bình nóng lạnh. Trong phòng tắm nên có máy sưởi để các con luôn có cảm giác ấm áp.

Và một nguyên tắc rất quan trọng nhưng phụ huynh thường hay quên đó là: Tắm gội xong hãy sấy tóc khô hoàn toàn cho trẻ. Trong thời tiết lạnh hoặc ẩm thấp, tóc lâu khô hơn bình thường, khiến vùng đầu bị nhiễm lạnh dẫn tới cảm lạnh, đau đầu. Ngoài ra, mái tóc sũng nước dễ bị tổn thương, có nguy cơ gãy rụng cao hơn nếu không được sấy khô kịp thời. Vì thế giữ ấm phần đầu cho trẻ là việc vô cùng cần thiết. Việc sấy khô tóc hoàn toàn giúp tóc, da đầu và mạch máu dưới da được ấm dần lên, cái ẩm và lạnh không ngấm ngược vào trong giúp trẻ con (và cả người lớn) không bị nhiễm lạnh.

Trong thực tế, trẻ con thường cực kì lười sấy tóc, thậm chí sợ sấy tóc vì tiếng quá ồn, vì máy thổi quá nóng, quá mạnh, sợ rối tung tóc, sợ thổi vào tai... Trong khi các bố mẹ thì chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng sấy thật nhanh nên tăng nhiệt hết cỡ.

Cách sử dụng máy sấy để giữ ấm cơ thể trẻ vào mùa đông

- Tạo tâm lý tốt cho trẻ, đừng dọa dẫm, đừng ép chúng tự sấy. Hãy dành thời gian cho chúng được "làm nũng". Thói quen nào cũng phải tập dần và hãy cùng chúng tạo thói quen tốt chăm sóc sức khoẻ, vượt cơn lười.

- Dùng khăn bông tốt thấm khô nhẹ tóc, đừng "vò đầu bứt tóc" con bằng cái khăn. Mà nhẹ nhàng bóp nhẹ khăn lên từng lọn tóc. Tóc bớt ướt sấy nhanh hơn nhiều.

- Dùng máy sấy tốt và có công suất hợp lý. Mẹ nên chia tóc con thành nhiều phần, lúc chia tóc đừng làm rối tóc con nhé. Nếu tóc con bạn dày và dài, bạn nên sử dụng kẹp tóc để cố định tóc, khi sấy sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu tóc con bạn ngắn, mỏng, mẹ chỉ cần chia tóc làm 2 phần.

- Mẹ hãy duy trì khoảng cách 15cm từ da đầu đến máy sấy trong suốt quá trình sấy tóc, điều này sẽ đảm bảo an toàn cho tóc và da đầu của con khi sử dụng máy sấy tóc. Khi sấy, mẹ không di chuyển máy sấy tóc từ dưới lên trên, làm vậy sẽ làm hại đến chất tóc của con bạn. Thêm nữa, mẹ nên sấy từ da đầu đi ra, tóc sẽ được làm khô toàn diện hơn.

- Khi sấy tóc, mẹ không nên cố định máy sấy tóc tại một vị trí, nên di chuyển xung quanh vì nếu chỉ tập trung sấy tại một vị trí, tóc của con ở những nơi đó sẽ dễ bị khô xơ và hư tổn.

- Khi tóc đã khô lớp ngoài, đừng cố gắng lùa thốc thẳng luồng gió vào các lớp tóc trong cho tóc bay tung toé, thốc gió nóng vào tai trẻ. Hãy tận dụng đầu "sấy chải" của máy (là cái lồng to đùng có các răng chải dùng cho tóc uốn lọn xoăn) để nhẹ nhàng vừa mát xa da đầu vừa lồng được sâu vào trong tóc, sấy cực tiện, nhanh, mà không làm da đầu bị nóng bỏng vì luồng nhiệt được tản đều.

- Sau khi sấy tóc, mẹ nên vệ sinh máy để tránh vi khuẩn "ẩn dật" ở đó tìm cơ hội gây bệnh.

- Ngoài ra, khi trẻ tắm gội xong, dù tắm nước nóng thì cũng dễ bị nhiễm lạnh. Hãy "hơ ấm" trẻ một chút bằng máy sấy. Đầu tiên là hơ ấm hai bàn chân, đặc biệt là hơ kỹ gan bàn chân. Không hơ trực tiếp vào da mà cần cho trẻ đi tất ấm. Một tay hơi hơi ấm, một tay mát xa nhẹ nhàng chân cho con, lưu ý day kĩ gan bàn chân để máu lưu thông, chân ấm dẫn lên cả cơ thể. Sau đó hơ nhẹ dần lên ống chân và đầu gối. Cách này cũng cực kì có tác dụng với người già, chống đau khớp do nhiễm lạnh.

- Tiếp theo hãy hơ ấm và mát xa ấm phổi, ở vị trí sau lưng. Cầm máy xoay vòng tròn 2 bên phổi, cách lưng khoảng 20cm. Có thể dùng cườm tay day nhẹ vào vị trí dưới xương vả vai. Rồi dần hơ ấm sau gáy và vai, cổ. Trẻ con rất thích được hơ ấm và mát xa.

Mẹ giữ ấm cơ thể cho bé tốt, trẻ ngủ ngon và sâu, cũng giúp phòng chống được rất nhiều bệnh do nhiễm lạnh mùa đông và giao mùa.

Source: afamily

Video liên quan về Mẹo Vặt

6 Cách Làm Khổ Qua Hết Đắng Đơn Giản

Mẹo Rán Mỡ Lợn Trắng Thơm Không Hôi Lại Bảo Quản Được Lâu

Bí Quyết Làm Sạch Lòng Lợn Hết Hôi

Pha Chế Bột Từ Gạo Ngâm Vôi Để Làm Các Lọai Bánh Đúc, Bánh Lọt

Tạo Hình Bông Hồng BằNg Dưa Leo Trang Trí Dĩa Salad