Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » Cách Bảo Quản Bánh Chưng, Bánh Tét Sau Tết
Tác Giả: Sưu Tầm
Sau Tết nhà ai cũng còn dư nhiều bánh chưng, bánh tét. Phải bảo quản sao cho đúng đây?


Bánh chưng và bánh tét là hai thức bánh truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Tuy nhiên, việc để bánh chưng và bánh tét xuyên suốt những ngày Tết và cả sau Tết không phải là điều dễ dàng. Dưới đây sẽ là những mẹo hay giúp bạn bảo quản bánh chưng và bánh tét tránh bị ẩm mốc hay hư hỏng.

Bánh chưng giống như bánh tét được làm từ những nguyên liệu chính như: gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, lá dong/lá chuối,... Thông thường, hai loại bánh này có thể để được từ 2-3 ngày nếu bạn bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, nhiều gia đình còn treo bánh lên để giúp bánh khô thoáng hơn và tránh ẩm mốc.

Xuyên suốt những ngày Tết, chỉ cần lấy bánh đã hấp hoặc luộc chín ra để nguội rồi có thể cất phần còn lại vào tủ lạnh. Như vậy, bánh có thể dùng từ 10-15 ngày. Tuy nhiên, sau Tết bánh dư thừa, vậy phải bảo quản làm sao để giữ bánh được lâu không bị mốc, hỏng?

Nguyên nhân nào khiến bánh chưng, bánh tét dễ hỏng?

Phần lớn nguyên nhân xuất phát từ khí hậu và thời tiết giai đoạn Tết nguyên đán. Thời điểm này, thời tiết trở nên nóng ẩm. Trước đây, Tết thường rơi vào thời điểm tiết trời còn lạnh, dễ dàng bảo quản bánh nhưng những năm gần đây, thời tiết nắng nóng khiến việc bảo quản bánh khó khăn, dễ ôi thiu hơn. Bên cạnh đó, những công đoạn khi bắt đầu gói bánh cũng ảnh hưởng phần nào đến việc bảo quản bánh như: rửa lá, lau lá, chọn nguyên liệu, cách luộc bánh...

Một chiếc bánh chưng hay bánh tét được chia nhiều phần khác nhau bởi kích thước khá to. Vì thế, mỗi lần ăn, chúng ta chỉ ăn một phần hay một khoanh nhỏ. Để tránh bánh không bị hỏng, phần còn lại nên được bọc lại cẩn thận, dùng màng bọc thực phẩm bảo quản tránh tiếp xúc bụi hay không khí bên ngoài quá lâu.

Một phương pháp phổ biến mà nhiều người vẫn hay dùng là bảo quản bánh trong tủ lạnh ở ngăn mát với nhiệt độ từ 5-10 độ C. Trên thực tế, nhiều gia đình không muốn để bánh trong tủ lạnh vì nhiệt độ quá lạnh khiến bánh cứng hay bị sượng (còn gọi là bị lại gạo).

Việc bảo quản bánh chưng và bánh tét cần lưu ý từ việc sắp xếp bánh vào tủ, tránh làm rách lá khiến mốc ăn sâu vào lớp bánh bên trong. Nếu xuất hiện các mảng mốc xanh trắng cần xử lý ngay bằng cách luộc lại. Tuyệt đối không được gọt phần mốc và tiếp tục ăn vì như vậy rất dễ ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn có thể hút chân không rồi bảo quản bánh trong tủ lạnh sẽ để bánh được lâu hơn, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và quá trình oxy hóa gây ảnh hưởng chất lượng bánh.

Bạn có thể lựa chọn việc hấp lại bánh hoặc sử dụng lò vi sóng để làm dẻo bánh. Nếu chán với việc hấp hay luộc lại bánh, bạn có thể chiên bánh để thưởng thức lớp vỏ giòn tan của bánh chưng, bánh tét chấm chút tương ớt, ăn kèm dưa hành thì vô cùng hoàn hảo. Nhưng lưu ý, bạn không nên chiên rán nhiều lần vì bánh sẽ ngấm mỡ, dễ bị ngán và không tốt cho tiêu hóa.

Bánh chưng, bánh tét có thể giữ được lâu nếu bảo quản đúng phương pháp. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn bảo quản hai loại bánh quen thuộc này tránh ôi thiu hay ẩm mốc sau dịp Tết. Áp dụng ngay và chúc các bạn thành công nhé!

Source: afamily

Video liên quan về Mẹo Vặt

Làm Bông Hoa Tuyết Từ Củ Đậu

Cách Tách Vỏ Hàu Cực Nhanh Và Đơn Giản

Làm Sạch Ruột Heo Không Hôi

Cách Tỉa Hoa Dưa Hấu Trung Thu, Cắt Tỉa Hoa Cơ Bản

Cách Dễ Dàng Làm Ngôi Sao Cà Rốt Trang Trí Món Ăn