Thay vì lăn qua lăn lại, hãy nằm ra phía mép giường, đặt một chân xuống đất trong tư thế nằm ngửa, bạn sẽ thấy cơn buồn ngủ ập đến.
Thả lỏng cơ thể
Đầu óc căng thẳng, cơ thể mệt mỏi với các cơ bắp căng cứng là nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Hãy thả lỏng cơ thể bằng các hoạt động nhẹ nhàng như lắc nhẹ bàn chân, vận động các ngón chân rồi đến bàn tay, cánh tay... Từ từ thư giãn các nhóm cơ bắp sẽ giúp bạn cảm nhận được cơn buồn ngủ.
Giảm nhiệt độ phòng
Các nhà nghiên cứu cho biết nhiệt độ phòng mát mẻ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bạn có một giấc ngủ ngon. Nhiệt độ phòng ngủ tốt nhất là khoảng 18,3°C. Nhưng các bác sĩ khuyên nên giữ nó trong khoảng từ 15,5°C - 19,4°C, tùy thuộc vào mức nhiệt độ mà bạn thấy thoải mái hơn. Điều này là do cơ thể được lập trình để giảm nhiệt độ vào buổi tối. Nhiệt độ phòng ở chế độ mát là tín hiệu báo cho cơ thể bạn rằng đã đến giờ đi ngủ.
Đặt một chân xuống đất
Lật người qua lại sẽ không khiến bạn dễ ngủ hơn mà còn có thể khiến bạn tỉnh táo. Hãy thử đặt một chân xuống đất trong tư thế nằm ngửa, mẹo này sẽ giúp bạn thấy buồn ngủ nhanh chóng.
Không ngủ giấc ngắn sau 3 giờ chiều
Nếu bạn bị mất ngủ hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ, hãy tuân thủ những quy tắc này để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Ngủ giấc trưa ngắn, nên từ 10 - 20 phút.
- Không ngủ giấc ngắn sau 3 giờ chiều.
- Ngủ trưa trong không gian yên tĩnh, mát mẻ và tối.
Hít thở bằng bụng
Bạn có thể cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng khi cố gắng chìm vào giấc ngủ. Nó làm cho bạn thở gấp và khả năng có được giấc ngủ ngon giảm xuống. Hãy thử kỹ thuật thở 4 - 7 - 8. Đây là kỹ thuật thở bằng bụng thay vì ngực hay còn gọi là thở cơ hoành. Thực hiện:
- Thở ra thật mạnh, đẩy hết hết không khí ra khỏi phổi.
- Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi trong 4 giây, cảm nhận bụng căng lên.
- Giữ hơi thở trong 7 giây.
- Thở ra bằng miệng trong 8 giây. Lặp lại chu kỳ tối đa 4 lần.
Kê gối dưới vai
Nếu bạn bị đau ở vai, tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ không thoải mái, hãy thử kê một chiếc gối mỏng ở ngang ngực để giảm trọng lượng cơ thể lên vùng vai. Lưu ý, không kê gối quá cao dưới hông và giữ cho cột sống thẳng hàng.
Viết ra những điều tích cực
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc viết ra những sự kiện tích cực trước khi đi ngủ giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lặp đi lặp lại từ "Đừng nghĩ"
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, thủ thuật này hoạt động giống như một bùa phép. Bạn cần đủ 120 giây để hoàn thành phương pháp. Hãy tự nói với chính mình "Đừng nghĩ", lặp đi lặp lại. 10 giây cuối cùng sẽ là thời điểm tuyệt vời vì đó là lúc bạn bắt đầu buồn ngủ mà không biết.
Cố giữ mình tỉnh táo
Một phương pháp giúp bạn dễ ngủ nữa là dựa trên nghịch lý. Khi bạn càng cố gắng ngủ thì lại càng cảm thấy tỉnh táo. Ngược lại, nếu bạn cố gắng giữ cho mình tỉnh táo, cơn buồn ngủ có thể ập đến rất nhanh.A
Ấn huyệt
Tìm khoảng trống nhỏ ngay bên dưới lòng bàn tay ở phía ngón út của bạn như hình. Đây là điểm đầu tiên. Điểm thứ hai nằm cách nếp gấp cổ tay của bạn bằng ba ngón tay, ngay giữa các gân của bạn. Nhẹ nhàng tạo áp lực theo chuyển động tròn hoặc lên xuống trong 2 đến 3 phút. Nó sẽ giúp cơ bắp tay bạn thư giãn. Lặp lại trên cổ tay còn lại sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.