Nau An - Nấu Ăn - Recipes
Tìm Bạn 4 Phương Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nghe Nhạc Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Món Bánh Mặn
Món Bún
Món Canh
Món Cháo
Món Chay
Món Chiên Xào
Món Cơm
Món Gỏi
Các Món Khác
Món Kho
Món Lẫu
Món Luộc Hấp
Món Mì Phở
Món Nem Chả
Món Nướng
Món Tráng Miệng
Nguyên Liệu Chính
Mẹo Vặt Nấu Ăn
Nấu Ăn Video
Hình Ảnh Món Ăn
Tìm Kiếm
Tự Điển Nấu Ăn
 
Mẹo Vặt » Mẹo Vặt Ẩm Thực » Mít Mua Về Ăn Ngay Sẽ Mất Ngon, Làm Theo Cách Này Để Mít Chín Đều, Từng Múi Căng Mọng Và Ngọt Thơm
Tác Giả: Sưu Tầm
Mít chín cây thường có múi chín, múi sượng. Muốn mít chín đều, thơm ngon, bạn có thể làm theo mẹo đơn giản này.

Cách chọn mít chín ngon

Nên chọn những trái mít đều, không có sự chênh lệch lồi lõm trên quả mít. Vì những chỗ lõm và eo của trái mít thường dễ bị sâu, có nhiều xơ hoặc cứng.

Quan sát phần gai mít đã nở hết, đầu gai tròn và đều nhau là mít đã chín ngon. Với những trái mít còn non, chưa chín thường có vỏ ngoài màu xanh, gai mít nhọn và khoảng cách giữa các gai mít dường như gần nhau.

Mít có mùi thơm nồng nàn, dù đứng xa 3-4 mét bạn cũng có thể ngửi thấy mùi mít chín. Với trái mít bị tiêm thuốc thì dường như không có mùi thơm lừng giống như mít chín cây.

Quan sát phần gai mít đã nở hết, đầu gai tròn và đều nhau là mít đã chín ngon.

Mẹo làm mít chín đều, ngon ngọt hơn

Cũng như nhiều loại trái cây khác, muốn ăn mít sạch - ngon - bổ thì phải chọn mít chín cây, tránh mua phải mít ngâm hoá chất không ngon lại còn độc hại. Tuy nhiên, mít chín cây thường có thể bị sượng, không chín đều. Vì vậy, bạn có thể tham khảo mẹo này để làm cho mít chín đều, múi mít ngọt đậm hơn.

Khi mua về hoặc hái từ trên cây xuống, sau 1 ngày, bạn cắt ngắn cuống lại, mục đích để nhựa chảy ra hết. Sau đó khoét 1 lỗ bằng 2 đốt ngón tay trên quả mít, nhét muối ăn vào và đậy lại chờ 3 ngày sau mít sẽ chín đều, ăn ngon ngọt hơn lúc mới cắt nhé!

Khoét một lỗ, sau đó cho muối vào trong và đậy lại, chờ 3 ngày mít sẽ chín đều và ngon.

Những người tuyệt đối không nên ăn mít

Bệnh gan nhiễm mỡ: Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Bệnh suy thận mạn: Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Thận suy nên không làm tốt chức năng của mình khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến tăng kali máu. Nếu kali trong máu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu nào báo trước.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

Các bệnh mãn tính: Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi, không nên ăn quá nhiều, tối đa chỉ khoảng 3 - 4 múi/ngày.

Source: ngoisao

Video liên quan về Mẹo Vặt

Cách Phân Biệt Từng Loại Thịt Khi Để Tủ Lạnh Lâu Ngày

Mẹo Và Công Thức Nấu Ăn Đơn Giản Cho Tín Đồ Ăn Uống

Cách Chặt Gà Không Bị Nát , Mẹo Chặt Gà Đúng Cách

Mẹo Làm Trứng Gà Lòng Đào Cô Tiên Vũng Tàu Béo Ngon Mà Không Cần Nấu

Thịt Xá Xíu Theo Cách Người Hoa